Sản xuất biển cảnh báo an toàn giao thông đường bộ giá rẻ
Biển báo giao thông đường bộ
Bạn thật sự cần hiểu khái niệm biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin nhằm cung cấp đến người tham gia giao thông. Để thông báo,cho phép hoặc cấm người tham gia phải thực hiện trên một đoạn đường.
Vì vậy người tham gia giao thông phải hiểu biết về các số hiệu biển để thực hiện chinh xác nhất nhằm giảm thiểu các vụ va chạm có thể xảy ra. Bài viết dưới đây chúng tôi muốn mang lại cho các bạn các kiến thức để nhận dạng nhanh nhất các loại biển báo.
Các loại biển báo giao thông
Biển báo giao thông được chia làm 6 loại với từng mục đích khác nhau. Bao gồm biển báo chi dẩn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển phụ và các loại biển khác như biển trên đường cao tốc, biển báo trên đường cao tốc.
=>>Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật trên nền màu xanh, chữ hoặc hình ảnh màu trắng.
Ý nghĩa của biển chỉ dẫn: Biển báo giao thông chỉ dẫn nhằm cung cấp thông tin dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.
Biển báo chỉ dẫn có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.
Một số loại biển báo chỉ dẫn
Xem thêm biển báo giao thông giá rẻ.
=>>Đặc điểm của biển báo hiệu lệnh là có dạng hình tròn nền màu xanh, chữ hoặc hình ảnh màu trắng.
Ý nghĩa biển báo hiệu lệnh:Biển báo giao thông hiệu lệnh là báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310..
Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy.
Một số loại biển báo hiệu lệnh
Xem thêm sản xuất biển báo giao thông đường bộ
=>>Đặc điểm của biển báo cấm là biển có dạng hình tròn trên nền màu trắng,viền màu đỏ,nội dung hình vẽ màu đen. Nhóm biển báo cấm gồm 39 mã biển khác nhau từ 101 đến 140.
Quy cách biển báo cấm:Đạt tiêu chuẩn về chất lượng.Biển thường có kích thước 70cm.Viền màu đỏ 10cm.Nội dung tùy theo từng mã biển khác nhau.
Ý nghĩa của biển báo cấm: Biển báo giao thông cấm là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển.
Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu gồm các Biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140.
Các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Một số loại biển báo cấm
Xem thêm đơn vị sản xuất biển báo chất lượng
=>>Đặc điểm của biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều trên nền màu vàng,viền màu đỏ, nội dung hình ảnh màu đen.
Ý nghĩa biển báo nguy hiểm: Biển báo giao thông nguy hiểm cung cấp thông tin cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.
Một số loại biển báo nguy hiểm
Xem thêm cơ sở cung cấp biển báo giao thông.
Nhóm biển báo phụ
Tùy thuộc vào từng sản phẩm và địa điểm có các loại biển báo phụ khác nhau.
Xem thêm về giá biển báo giao thông
Quy cách sản xuất biển báo giao thông theo quy chuẩn
Mặt biển giao thông được làm bằng hợp kim giữa thép và săt đặc biệt có lớp sơn chống gỉ hai mặt một mặt sơn màu một mặt được dán màng phản quang chất lượng cao, độ phản quang tốt chịu được nhiệt nắng mưa trong thời gian rất dài. Tất cả các loại biển báo hiệu đường bộ phải được dán màng phản quang theo TCVN 7887 : 2008 Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng biển báo được dán phản quang đạt tiêu chuẩn của Mỹ như các mã 3M610, 3M3400, 3M3900… . Biển báo giao thông có độ sắc nét, độ phản quang tốt, tuổi thọ sản phẩm cao không bị bong tróc, phai màu vì điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Nếu mặt biển bị bong tróc do lỗi sản xuất trong 2 tháng đầu sử dụng quý khách có thể đến để bảo hành tại cửa hàng.
Để hoàn thành thực sự một chiếc biển báo giao thông cho mọi người quan sát và thực hiện thì không thể thiếu được những chiếc cột biển đi kèm.
Mua biển báo giao thông ở đâu?
Bạn đang muốn tìm một đơn vị trực tiếp sản xuất biển báo giao thông nhằm đáp ứng được tiến độ công việc bên bạn và giá cạnh tranh.Đừng ngần ngại hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn về cách lựa chọn biển và lắp đặt.
Cột biển giao thông có những yêu cầu như thế nào?
Đầu tiên về kích thước cột đỡ biển báo giao thông.
Cột biển báo giao thông đều được sơn trắng đỏ theo khoang xen kẽ lẫn nhau xiên 30 độ hoặc song song với mặt phẳng nằm ngang của mặt đất. Chiều rộng mỗi khoang vào khoảng từ 25cm đến 30 cm.Chiều rộng của khoang màu trắng và khoang màu đỏ là bằng nhau.
Cột biển báo thường được làm với đường kính 76 hoặc đường kính 90 tùy theo kích thước của mặt biển và nơi đặt cột biển.
Cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương) có kích thước tối thiểu là 8cm;
Giá cột biển báo giao thông thường được tính bằng mét chứ không tính bằng cái như giá của mặt biển báo giao thông.
Chúng ta cũng sẽ thắc mắc rằng cột biển đươc đặt như thế nào là đạt tiêu chuẩn?
Tại Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT đã qui định về độ cao đặt biển và ghép biển báo hiệu giao thông đường bộ như sau:
Biển báo giao thông phải được đặt chắc chắn cố định trên cột riêng.Chiều dài cột chôn xuống đất phải đủ để cột vững chắc.Tuy nhiên tại các khu đông dân, khu đô thị có thể được đặt biển trên các cột điển hoặc vật vững chãi để tăng mỹ quan về không gian nhưng vẫn phải đạt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm như ví trị đặt, độ cao, tầm quan sát…
Trường hợp treo biển trên cột: Độ cao đặt biển báo tính từ mép dưới của biển đến mép phần xe chạy là 1,8m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
Biển “Hướng rẽ” đặt cao từ 1m đến 1,5m. Các sản phẩm biển viết bằng chữ áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt lề đường hoặc hè đường là 1,8m.
Trường hợp biển treo ở phía trên phần xe chạy thì cạnh dưới của biển phải cao hơn tim phần xe chạy từ 5m đến 5,5m;
Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển cấm (1), biển báo nguy hiểm (2), biển hiệu lệnh (3), biển chỉ dẫn (4)
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ trung tâm phần có biển đến mép phần xe chạy là 1,8m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
Quy định mới về cách đặt biển báo
Bạn đã bao giờ bị phạt về việc đi quá tốc độ và đưa ra lí d là vì biển báo chỉ cắm ở bên phải lề đường, trong khi các xe chạy ở làn bên trái bị xe tải, xe bus che khuất.
Theo quy chuẩn 41/2012viết: Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2016 viết: Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Trên đây là một số điều bạn cần lưu ý về biển báo giao thông.
Cảm ơn các bạn đã đọc.
Mọi chi tiết quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.Trân thành cảm ơn.
ÐC: Số 606, đường Quang Trung, Hà Ðông, Hà Nội
ÐT: 0433 521 367 hoặc 0984 816 720
Email: [email protected]
Website: baohoxuanchung.com