Bình cứu hỏa

Xem giỏ hàng “Bình cứu hỏa MFZL8 ABC” đã được thêm vào giỏ hàng.

Mua bình chữa cháy- bình cứu hỏa ở Hà Nội giá rẻ chỉ từ 50.000

Như các bạn đã biết, hiện nay có rất nhiều vụ cháy lớn xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau như gia đình, ôto, của hàng, kho hàng, nhà máy….Các vụ cháy gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.Chính vì vậy Công ty Bảo hộ lao dộng Xuân Chung xin giới thiệu đến quý khách một sản phẩm để giảm thiểu thiệt hại về về và của trong các vụ cháy đến mức thấp nhất đó là Bình cứu hỏa hay còn gọi là bình chữa cháy.


Bình cứu hỏa- chữa cháy là gì?

Bình cứu hỏa là một thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thường là trong tình huống khẩn cấp. Nó không thể sử dụng để dập tắt một đám cháy đã ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn đám cháy có lửa ngọn đã cao đến trần nhà, đám cháy có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng (ví dụ như không có lối thoát hiểm, khói, nguy cơ phát nổ,..). Thông thường, một bình chữa cháy là một bình cầm tay hình trụ tròn có van áp suất, bên trong có chứa những chất có thể dập tắt được lửa.

Các bạn có nên tìm hiểu về bình cứu hỏa không?

=>>Các bạn hãy xem một số ý kiến của người dân hiện nay:

Ngay cạnh cửa nhà chị Linh là bình bọt CO2, nhưng chị không biết cách sử dụng nó như thế nào. “Hình như là trên bình có hướng dẫn sử dụng, khi nào có cháy mình sẽ… đọc!”, chị nói.

Chị Vân, ở một chung cư khu vực Hà Đông cũng chẳng biết phải rút chốt gì, hay bóp mỏ vịt như thế nào đối với mấy cái bình chống cháy ngay đầu hồi nhà mình. Chị bảo “nhà mình ở tầng 4, nên nếu có vấn đề gì thì “chạy” xuống là xong”.

Còn chị Hoa, ở chung cư 11 tầng trong khu Mỹ Đình 1 – chung cư được cán bộ phòng cháy của huyện Từ Liêm đến tập huấn hẳn một buổi vào năm ngoái – thì cũng chỉ nghe qua, nên đến giờ các kiến thức ấy rơi đâu hết. “Tôi cũng hiểu sớ là có cháy thì phải lôi cái bình đỏ ấy ra, nhưng bình nào dùng để chữa cháy điện, bình nào để chữa cháy gas, dầu thì chịu. Lúc tập huấn chủ yếu là mấy ông nghe, chứ phụ nữ hầu hết đứng ngoài, nên cũng không hiểu lắm”.

Được hỏi nếu chồng đi vắng mà nhà có sự cố cháy nổ thì làm thế nào, chị Hoa hồn nhiên bảo “Thì gọi mấy chú bảo vệ!”


Cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng của bình cứu hỏa.

Cấu tạo bình cứu hỏa dạng bột.MFZ1,MFZ2,MFZ4,MFZ8.

  • Bình cứu hỏa được làm bằng thép chịu lực cao.
  • Trên miệng bình cứu hỏa cụm van được làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời để người dùng xách tay.tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
  • Loa phun bằng cao su hoặc kim loại nhựa tùy thuộc vào mỗi loại bình.Bình sơn màu đỏ bên trên có ghi đặc điểm, cách sử dụng.
  • Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng và hạn dùng…
Cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng của bình cứu hỏa.
Cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng của bình cứu hỏa.

Cấu tạo bình cứu hỏa dạng khí CO2

Cấu tạo bình cứu hỏa dạng khí CO2
Cấu tạo bình cứu hỏa dạng khí CO2
mua bình cứu hỏa co2
mua bình cứu hỏa co2

Nguyên lí làm việc của bình cứu hỏa: hoạt động trên nguyên lí là ngăn cách sự tiếp xúc của vật cháy với oxy trong không khi.khiến chúng không đủ lượng oxy để tiếp tục để duy trì sự cháy,tiến tới tự dập tắt.Đối với một số tác dụng đi kèm như làm lạnh vật cháy như bình cứu hỏa co2, tạo một lớp màng bọc vật cháy….

Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình

  • Bình cứu hỏa dạng bột thường được sử dụng là loại bình cứu hỏa mini, bình cứu hỏa mfz4, Bình cứu hỏa MFZ8
  • Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình cứu hỏa đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

-A:chữa các đám cháy chất rắn

-B : chữa các đám cháy chất lỏng

-C: chữa  các đám cháy khí

Ví dụ bình cứu hỏa ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

  • Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Tác dụng của bình cứu hỏa

Tuỳ theo mỗi loại bình cứu hỏa bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh.

Ví dụ:Bình cứu hỏa có kí hiệu Z4BC là khối lượng bột đã được nạp có thể chữa được chất lỏng như xăng dầu và khí gas.

Bột cứu hỏa không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Các loại bình cứu hỏa
Các loại bình cứu hỏa

Cách sử dụng bình cứu hỏa

* Đối với loại xách tay:

  • Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
  • Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
  • Giật chốt hãm kẹp chì.
  • Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
  • Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
  • Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
  • Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

* Đối với bình xe đẩy

  • Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
  • Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
  • Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Cách sử dụng bình cứu hỏa
Cách sử dụng bình cứu hỏa

Chú ý:

  • Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
  • Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
  • Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
  • Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
  • Chọn vị trí phun và khoảng cách đến đám cháy tùy thuộc vào lượng cháy của đám cháy.
  • Bình chữa cháy dạng bột đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
  • Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
Những nguy hiểm khi sử dụng bình cứu hỏa
Những nguy hiểm khi sử dụng bình cứu hỏa

Cách kiểm tra, bảo quản bình cứu hỏa

  1. Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
  2. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.
  3. Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
  4. Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
  5. Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.
  6. Bình cứu hỏa sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
  7. Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O.
  8. Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
  9. Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
  10. Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
  11. Kiểm tra vòi, loa phun

Mua bình cứu hỏa, bình chữa cháy ở đâu?

Bạn hãy đến với Bảo hộ lao động Xuân chung– đơn vị chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm bình chữa cháy chất lượng cao, giá tốt nhất Hà Nội.

Cam kết :

⇒ Giá thành hợp lý (có niêm yết công khai trên trang mạng website của Thiên Bằng)

⇒ Với những đơn hàng lớn, Xuân Chung có chiết khấu % hấp dẫn.

⇒ Đa dạng về mẫu mã với các bình chữa cháy lớn nhỏ, kích cỡ khác nhau.

⇒ Chất lượng bình chữa cháy tốt nhất.

⇒ Khách hàng được đổi trả bình chữa cháy trong vòng 24h nếu như lỗi do nhà sản xuất.

⇒ Xuất xứ :

+ Nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc không qua bất cứ một khâu trung gian nào.

+ Có giấy tờ chứng nhận chỉ số chất lượng (CQ) và chỉ số xuất xứ (CO) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.


=> Với tiêu chí “Mang lại an toàn cho người lao động” chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những chiếc “Áo bảo hộ lao động” An toàn nhất, Tiện lợi nhất, Giá rẻ nhất.

Mọi chi tiết quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.Trân thành cảm ơn.

ÐC: Số 606, đường Quang Trung, Hà Ðông, Hà Nội

ÐT: 02433 521 367 hoặc 0984 816 720

Email: bhldxuanchung@gmail.com

Website: baohoxuanchung.com